Đường Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Đường Nguyễn Khang bắt đầu từ đường Cầu Giấy đi xuôi theo bờ tây sông Tô Lịch đến đường Trần Duy Hưng chỗ cầu Trung Kính.

Đường Nguyễn Khang dài 2.100m, rộng 6-12m.

Đất xã Yên Hòa (Kẻ Cót) và Trung Hòa, huyện Từ Liêm trước. Nay thuộc hai phường Yên Hòa và Trung Hòa, quận Cầu Giấy.

Tên mới đặt tháng 7/2001.

Nguyễn Khang (1919-1976) sinh tại xã Minh Hưng, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Ông theo cách mạng từ sớm, thoát ly làm ấn loát cho Xứ ủy Bắc Kỳ ở huyện nhà (1937-1938) sau chuyển lên Hà Nội hoạt động từ 1939, phụ trách Đoàn Thanh niên phản đế liên tỉnh Hà Nội – Hà Đông, Sơn Tây – Bắc Ninh, tham gia Thường vụ Thành ủy Hà Nội.

duong-nguyen-khang-quan-cau-giay-ha-noi

Năm 1941 ông bị Pháp bắt đày đi Sơn La, năm 1944 vượt ngục trở về tham gia Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ, kiêm Bí thư Hà Nội, phụ trách khu an toàn của Đảng trong vùng Hà Nội – Hà Đông – Sơn Tây.

Ông còn làm biên tập báo Cứu quốc, phụ trách báo Hồn nước. Tháng 8/1945 là Chủ tịch Ủy ban Khởi nghĩa ở Hà Nội, chỉ đạo trực tiếp cuộc biểu tình giành chính quyền ngày 19/8.

Kháng chiến Toàn quốc ông là Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến – Hành chính Liên khu I, Bí thư Liên khu Việt Bắc. Năm 1951 được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng.

Năm 1960 là Ủy viên Trung ương chính thức. Ông là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ta tại Trung Quốc, Mông Cổ từ 1957 đến 1960, sau đó giữ chức Bộ trưởng Phủ Thủ tướng đến năm 1976.

Xem thêm: Phố Nguyễn Ngọc Nại, quận Thanh Xuân, Hà Nội

5/5 - (1 bình chọn)
Banner-backlink-danaseo

Bài viết liên quan

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận