Phố Hàng Chai dài 200m, rộng 8m. Từ phố Nguyễn Thái Học đến gần đầu phố Tôn Đức Thắng.
Phố Hàng Chai dài 200m, rộng 8m.
Từ phố Nguyễn Thái Học đến gần đầu phố Tôn Đức Thắng.
Thời Pháp thuộc là đường số 206 (voie No206) được xây dựng từ trước năm 1928, đến năm 1928 đổi thành phố Bảng Nhãn Đôn, năm 1935 được giữ nguyên tên phố Bảng Nhãn Đôn,
Năm 1949 đổi thành phố Hàng Cháo, năm 1951 và sau hòa bình vẫn giữ nguyên tên phố Hàng Cháo.
Vào đầu đời Nguyễn (thế kỷ XIX) đây thuộc địa phận thôn Cổ Thành, tổng Hữu Nghiêm; tới giữa thế kỷ XIX thôn này hợp với thôn Hậu Giám thành thôn Cổ Giám; tổng Hữu Nghiêm cũng đổi ra là tổng Yên Hòa, vẫn thuộc huyện Thọ Xương.
Nhưng vào đời Lê thì thôn Cổ Thành có tên là thôn Hàng Cháo, một trong 26 phường thôn họp thành tổng Hữu Nghiêm thời đó. Như vậy thì có thể là vào thời Hậu Lê ở thôn này còn cửa hàng bán các loại cháo? Kể ra thì vị trí của thôn này cũng cho phép suy luận như vậy: vừa nằm ngay trên con đường quan lộ nối Thăng Long với xứ Đoài lại vừa nằm ngay cạnh trường Quốc Tử Giám và kề bên góc Tây Nam của hoàng thành Thăng Long, rất tiện cho khách qua đường cũng như các thầy đồ, thầy khóa, thầy quyền, cậu cai lui tới điểm tâm.
Cách đây bảy tám chục năm, phố này còn là nơi sản xuất ra các loại hương đen, dân còn gọi là ngõ Hàng Hương (tại phố Phùng Hưng cũng có một ngõ Hàng Hương nhưng đó là nơi sản xuất ra các loại hương trầm).