Phố Hàng Đường, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Phố Hàng Đường dài 180m, rộng 8m. Nối phố Đồng Xuân với phố Hàng Ngang, cắt qua ngã tư với Hàng Cá – Ngõ Gạch.

Phố Hàng Đường dài 180m, rộng 8m.

Nối phố Đồng Xuân với phố Hàng Ngang, cắt qua ngã tư với Hàng Cá – Ngõ Gạch.

Đây nguyên là phần đất của thôn Vĩnh Thái (đoạn đầu phố) và thôn Đông Hoa Nội tự (đoạn cuối phố), tổng Hậu Túc, huyện Thọ Xương cũ. Tới giữa thế kỷ thứ XIX thôn Vĩnh Thái đổi ra là Vĩnh Hanh, và thôn Đông Hoa Nội Tự hợp nhất với hai thôn Đông Hoa Môn và Hậu Đông Hoa thành ra thôn Đức Môn (tổng Hậu Túc cũng đổi tên là Đồng Xuân).

pho-hang-duong-quan-hoan-kiem-ha-noi

Dấu vết các thôn xóm cũ này là các ngôi đền chùa còn sót lại tới nay: đình Vĩnh Hanh, đình Đức Môn và chùa Đông Môn.

Phố Hàng Đường có từ trước thời Pháp thuộc, sau người Pháp gọi là rue du Sucre, năm 1945 lấy lại tên tiếng Việt là phố Hàng Đường, các lần đổi tên sau vẫn giữ nguyên tên phố Hàng Đường.

Nay thuộc phường Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm.

pho-hang-duong

pho-hang-duong-1

pho-hang-duong-2

pho-hang-duong-3

pho-hang-duong-4

pho-hang-duong-5

pho-hang-duong-6

Đình Vĩnh Hanh nay ở gác 3 số nhà 91B, đình Đức Môn nay là số nhà 38, thờ Ngô Văn Long, một danh tướng đời Hùng Duệ Vương (thứ 18) nơi thờ chính là chùa Hàm Long (xem mục Hàm Long). Tại đình này có một đôi câu đối hay:

Hùng đồ thập bát thế, tá mệnh ngật kim, phật tử huân thần tiêu vĩ vọng.

Đông quán sổ bách niên, giáng thần nhu hậu, kỳ tiêm giát mộng kỷ thần hưu.

Dịch:

Giúp nước từ Vua Hùng đời thứ 18, con Phật tôi hiền nên công vĩ đại.

Giáng thần ở Cầu Đông mấy trăm năm trước, thẻ ban mộng ứng ghi dấu uy linh.

Còn chùa Đông Môn thì thường được gọi nôm là chùa Cầu Đông, nay số nhà 38B, hiện còn giữ được nhiều bia cổ, ghi lại vị trí, quá trình xây dựng chùa…

Đó là các bia đá khắc vào những năm 1624, 1639, 1711, 1819. Lại còn có một quả chuông đề chữ Đông Môn Tự Chung (chuông chùa Đông Môn) đúc đời Tây Sơn, năm Cảnh Thịnh thứ 8 (tức 1800).

Ngày trước, sông Tô Lịch từ cửa sông chỗ Chợ Gạo đi qua phố Nguyễn Siêu, Ngõ Gạch, cắt ngang phố Hàng Đường rồi đi chéo sang phố Hàng Lược mà lên Bưởi. Để đi qua khúc sông Tô ở chỗ Hàng Đường này có một cái cầu đá, gọi là Cầu Đông (cầu của thôn Đông Hoa Môn).

Tương truyền ở đầu cầu có một tượng Phật đặt trên bệ lộ thiên. Tượng bằng đá ngồi xếp bằng tròn, miệng tủm tỉm cười, nên có tên là tượng Tiêu Phật (Phật cười).

Xem thêm: Phố Nguyễn Cơ Thạch, huyện Từ Liêm, Hà Nội

5/5 - (1 bình chọn)
Banner-backlink-danaseo

Bài viết liên quan

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận