Chạy bộ là môn thể thao đơn giản, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nhưng lại có nguy cơ cao gây chấn thương, đặc biệt là ở vùng đầu gối. Các chấn thương đầu gối không chỉ làm giảm hiệu suất vận động mà còn ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe khớp nếu không được xử lý kịp thời.
Vì sao chạy bộ dễ gây chấn thương đầu gối?
Chấn thương đầu gối xảy ra khi áp lực lên khớp gối vượt quá giới hạn chịu đựng. Nếu chạy bộ trong thời gian dài, lực đè ép lên khớp gối sẽ làm tổn thương các mô mềm, dây chằng, gân và sụn trong khớp gối.
Ngoài chạy bộ, các môn thể thao như bóng đá, đạp xe, trượt tuyết hay thậm chí đi bộ đường dài cũng có thể dẫn đến chấn thương đầu gối. Phụ nữ, đặc biệt ở độ tuổi trung niên, có nguy cơ gặp chấn thương cao hơn do cấu trúc giải phẫu và tình trạng suy giảm estrogen sau mãn kinh. Những người thừa cân, béo phì hoặc có kỹ thuật chạy không đúng cũng là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương đầu gối khi chạy bộ.
Các chấn thương khớp gối khi chạy bộ
Hội chứng đau đầu gối trước
Hội chứng đau đầu gối trước rất phổ biến khi chạy bộ, gây ra cảm giác đau nhói ở phía trước đầu gối, quanh xương bánh chè. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy sự tổn thương ở các mô mềm, gân, dây chằng, sụn, bao hoạt dịch ở trong và xung quanh khớp gối.
Hội chứng này không chỉ khiến người bệnh khó chịu mà còn ảnh hưởng đến khả năng vận động. Nếu không xử lý đúng cách, cơn đau có thể trở nên mãn tính, làm suy giảm chất lượng cuộc sống.
Để hạn chế tình trạng đau, người bệnh cần lưu ý:
- Tập chạy bộ đúng kỹ thuật, tránh bước chạy quá dài.
- Sử dụng giày chạy phù hợp, có độ đệm tốt.
- Kết hợp chế độ nghỉ ngơi hợp lý và bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, đặc biệt là canxi và vitamin D để bảo vệ sức khỏe xương khớp.
Trật khớp xương bánh chè
Trật khớp xương bánh chè là tình trạng xương bánh chè trượt khỏi rãnh xương đùi, thường xảy ra khi có lực mạnh tác động lên đầu gối như khi đổi hướng đột ngột hoặc bị té ngã trong lúc chạy. Biểu hiện chính bao gồm đau dữ dội, sưng nề và khó cử động khớp gối.
Khi có dấu hiệu trật khớp bánh chè, người bệnh cần dừng vận động ngay lập tức và thực hiện các biện pháp xử lý như:
- Chườm đá để giảm sưng và đau.
- Sử dụng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) để kiểm soát viêm nhiễm.
- Đến cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra và cố định lại khớp bánh chè nếu cần thiết.
Chấn thương mâm chày
Mâm chày là phần trên của xương chày, tiếp xúc trực tiếp với xương đùi để tạo thành khớp gối. Khi chạy bộ, áp lực liên tục lên khớp gối, đặc biệt trên địa hình không bằng phẳng hoặc khi tiếp đất sai tư thế, có thể gây chấn thương mâm chày.
Người bị chấn thương mâm chày thường cảm thấy đau nhói khi gập hoặc duỗi đầu gối, sưng, bầm tím xung quanh khớp gối. Trong trường hợp nặng, đầu gối có thể mất ổn định, gây khó khăn khi di chuyển.
Giai đoạn đầu, người bệnh nên nghỉ ngơi và chườm lạnh để giảm sưng, đồng thời hạn chế vận động đầu gối để tránh làm tổn thương nặng thêm. Trường hợp mâm chày bị vỡ, phẫu thuật là cần thiết để tái tạo lại cấu trúc xương và khôi phục chức năng khớp.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần phục hồi chức năng sau phẫu thuật vỡ mâm chày để đảm bảo khả năng vận động của khớp gối với các bài tập giãn cơ nhẹ nhàng, tăng cường sức mạnh cơ tứ đầu đùi và thực hiện vật lý trị liệu nhằm giúp khớp gối trở lại trạng thái bình thường và giảm nguy cơ tái chấn thương.
Chấn thương dây chằng chéo
Dây chằng chéo đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định khớp gối và kiểm soát các chuyển động xoay hoặc đổi hướng. Khi chạy bộ, đặc biệt là trên địa hình không bằng phẳng hoặc khi đổi hướng đột ngột, lực xoắn mạnh có thể gây tổn thương hoặc giãn dây chằng chéo.
Biểu hiện của chấn thương dây chằng chéo là cơn đau dữ dội ngay sau chấn thương, thường ở giữa khớp gối. Khớp gối sưng to trong vòng vài giờ sau khi bị chấn thương và người bệnh có cảm giác đầu gối lỏng lẻo, mất ổn định khi đi lại và khó khăn khi duỗi thẳng hoặc gập khớp gối.
Khi có biểu hiện chấn thương dây chằng chéo, người bệnh cần nghỉ ngơi hoàn toàn ngay lập tức, chườm đá để giảm sưng và kê cao chân để hạn chế tuần hoàn máu đến vùng tổn thương. Sau đó, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
Các trường hợp nhẹ, khi dây chằng chéo bị giãn, các bài tập khi bị giãn dây chằng đầu gối sẽ được chỉ định để duy trì phạm vi vận động của khớp, nâng cao sức mạnh cơ bắp và giảm nguy cơ tái chấn thương. Nếu có hiện tượng rách hoặc đứt dây chằng hoàn toàn, phẫu thuật tái tạo dây chằng sẽ được chỉ định để khôi phục chức năng đầu gối.
Thoái hoá khớp gối
Thoái hóa khớp gối thường xảy ra ở người trung niên hoặc cao tuổi, do sự hao mòn của lớp sụn khớp theo thời gian, khiến các đầu xương tiếp xúc trực tiếp với nhau. Sự ma sát này gây đau nhức, sưng viêm và hạn chế khả năng vận động của khớp gối.
Người bị thoái hóa khớp thường cảm thấy cứng khớp vào buổi sáng hoặc sau khi chạy bộ, kèm theo các cơn đau âm ỉ kéo dài. Người bệnh có thể gặp khó khăn khi gập, duỗi chân và nghe tiếng lạo xạo trong khớp khi di chuyển.
Nếu phát hiện dấu hiệu thoái hóa khớp gối, người bệnh cần thực hiện các biện pháp sau để giảm đau và kiểm soát tình trạng:
- Duy trì vận động nhẹ nhàng để khớp được bôi trơn, tránh cứng khớp.
- Chọn địa hình chạy phẳng, tránh những nơi có độ dốc lớn.
- Giảm tần suất và cường độ chạy bộ, ưu tiên các bài tập nhẹ nhàng hơn như đi bộ nhanh hoặc đạp xe.
- Sử dụng thuốc kháng viêm hoặc thực phẩm bổ sung như glucosamine và chondroitin theo chỉ định của bác sĩ.
- Sử dụng đai bảo vệ gối khi vận động để giảm áp lực lên khớp gối.
Các chấn thương đầu gối như hội chứng đau đầu gối trước, trật khớp xương bánh chè, chấn thương mâm chày, dây chằng chéo hay thoái hóa khớp đều có thể xảy ra nếu người chạy không chú ý bảo vệ khớp gối. Hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng các biện pháp phòng ngừa sẽ giúp người chạy bộ duy trì được sức khỏe khớp gối và tận hưởng trọn vẹn những lợi ích mà môn thể thao này mang lại.
Nếu bạn hoặc người thân đang gặp vấn đề về chấn thương ở đầu gối, hãy tìm đến các trung tâm phục hồi chức năng uy tín để được tư vấn và điều trị kịp thời. Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng MYREHAB MATSUOKA là một lựa chọn đáng tin cậy, nơi áp dụng các phương pháp tiêu chuẩn Nhật Bản cùng đội ngũ chuyên gia tận tâm. Truy cập https://myrehab-matsuoka.com/ để biết thêm thông tin chi tiết.