Làm hộ chiếu tại Hà Nội ở đâu?

Hộ chiếu – giấy tờ cá nhân không thể thiếu đối với mỗi cá nhân, công dân Việt Nam khi ra nước ngoài, đây được coi như thẻ căn cước, giấy thông hành cho cá nhân ra quốc tế, nước ngoài.

Hộ chiếu (passport) cuốn sổ thông hành có giá trị tối đa 10 năm.

Nếu bạn muốn du lịch thoát ra khỏi đất Việt xinh đẹp để đến và khám phá các quốc gia khác trên thế giới thì bắt buộc bạn phải có sổ hộ chiếu.

Am hiểu tất tần tật về thông tin lệ phí hộ chiếu 2019 giúp bạn chuẩn bị được phần nào tiền bạc khi đi làm hộ chiếu. Bạn đã làm hộ chiếu cho mình chưa? Nếu ở Hà Nội thì làm hộ chiếu ở đâu?

ho-chieu

Làm hộ chiếu ở đâu?

Bạn có thể dễ dàng làm hộ chiếu tại Phòng quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh, địa phương, thành phố nơi bạn đang cư ngụ.

Nếu bạn không phải là người có gốc tại đó (nơi đang sống chỉ là tạm trú và hộ khẩu ở nơi khác) thì bạn cũng có thể tiến hành thủ tục đi làm hộ chiếu tại nơi đang tạm trú nhưng khi đi phải mang theo sổ tạm trú KT3 để các cán bộ công an tiện kiểm tra và đối chiếu.

Hiện nay có 2 địa điểm làm hộ chiếu phổ thông tại Hà Nội, đó là:

Phòng quản lý xuất nhập cảnh – Cơ sở 2

  • Địa điểm: Số 2 Phùng Hưng, quận Hà Đông, Hà Nội.
    Dành cho công dân có hộ khẩu thường trú và tạm trú tại quận Thanh Xuân, huyện Thanh Trì và tỉnh Hà Tây cũ.
    Phòng quản lý xuất nhập cảnh – 44 Phạm Ngọc Thạch, Đống Đa
  • Địa chỉ: Số 44 Phạm Ngọc Thạch, phường Trung Tự, quân Đống Đa, Hà Nội
    Dành cho công dân có hộ khẩu thường trú và tạm trú tại các quận, huyện còn lại.

Riêng công dân có hộ khẩu thường trú và tạm trú tại quận Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm thì có thể làm ở cả 2 nơi nói trên.

Thời gian làm việc:

+ Từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần (Trừ chủ nhật và ngày lễ).
+ Buổi sáng: 8h – 11h30.
+ Buổi chiều: 1h30 – 4h30.
+ Riêng thứ 7 chỉ làm việc buổi sáng.

Lệ phí làm hộ chiếu mới của năm 2019 là bao nhiêu?

Theo như quy định mà các Phòng quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố đang áp dụng thì chi phí làm hộ chiếu mới hoặc sửa đổi, làm lại hộ chiếu do mất cùng nhiều phí khác liên quan hiện tại không có thay đổi gì so với những năm về trước, cụ thể mức phí được tính như sau:

– Cấp mới hộ chiếu phổ thông: 200.000vnđ/cuốn.
– Làm lại hộ chiếu do mất, mờ ảnh, dính mực,…: 400.000vnđ/cuốn.
– Đối với hộ chiếu đã hết hạn, lệ phí gia thêm thời hạn sử dụng: 200.000vnđ/cuốn.
– Cấp hộ chiếu cho trẻ em cùng với sổ của bố hoặc mẹ: 50.000vnđ/cuốn.
– Sửa, thêm thông tin trên hộ chiếu: 50.000vnđ/cuốn.
– Chi phí chụp ảnh làm hộ chiếu tại chỗ: 15.000vnđ/lần.
– Phí sử dụng dịch vụ chuyển phát qua bưu điện, giao nhận hộ chiếu tận nhà: 10.000vnđ/lần tùy khu vực (bạn có thể liên hệ trực tiếp để biết chi tiết hơn tại Phòng quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh, địa phương nơi bạn đi đăng ký xin cấp hộ chiếu).

Lệ phí làm hộ chiếu phổ thông vẫn giữ nguyên luật cũ nhưng bắt đầu từ ngày 01/01/2017 đến nay thì việc cá nhân, tổ chức làm hộ chiếu khi đang công tác ở các doanh nghiệp, công ty đại diện của Việt Nam tại nước khách thì phí làm hộ chiếu áp dụng như sau:

Phí làm hộ chiếu (làm mới, sửa, bổ sung,…)

– Lệ phí làm hộ chiếu lần đầu: 70usd/quyển.
– Cấp lại hộ chiếu: 150usd/quyển.
– Gia hạn thêm thời gian của hộ chiếu (chỉ áp dụng cho loại sổ hộ chiếu công vụ và hộ chiếu ngoại giao): 30usd/quyển.
– Sửa nội dung trên hộ chiếu: 15usd/quyển.
– Phí làm sổ thông hành:
– Cấp mới: 20usd/quyển.
– Cấp lại sổ: 40usd/quyển.
– Lệ phí khi bạn làm quốc tịch:
+ Sáp nhập vào quốc tịch: 250usd/cá nhân.
+ Quay lại quốc tịch: 200usd/cá nhân.
+ Xin được thôi quốc tịch: 200usd/cá nhân.

Lưu ý: phí làm hộ chiếu có thể thay đổi liên tục, bạn nên gọi đến Lãnh sự quán để biết thêm chi tiết.

4 bước đăng ký hộ chiếu (Passport) online đơn giản nhất

Mẫu khai đăng ký hộ chiếu trực tuyến và thủ tục đề nghị cấp hộ chiếu

Khi công dân có nhu cầu cấp hộ chiếu phổ thông có thể truy cập vào trang web hochieu.xuatnhapcanh.gov.vn và nhập đầy đủ thông tin vào các ô quy định theo hướng dẫn dưới đây rồi bấm “Đăng ký” nếu hoàn tất.

Màn hình Mẫu Tờ Khai Trực Tuyến:

ho-chieu-online-1

ho-chieu-online-2

ho-chieu-online-3

ho-chieu-online-4

Sau khi hoàn thành bản khai trực tuyến, công dân cần cầm chứng minh nhân dân (còn giá trị) đến phòng Quản lý xuất nhập cảnh tại số 44 Phạm Ngọc Thạch, Quận Đống Đa, Hà Nội để làm thủ tục tiếp nhận.

(Nếu là công dân tạm trú trên địa bàn Hà Nội phải mang theo sổ tạm trú do Công an phường, xã, thị trấn nơi tạm trú cấp).

Tiếp đó, chụp ảnh tại chỗ và đến bàn tiếp nhận để cán bộ xuất nhập cảnh kiểm tra, đối chiếu thông tin, nhận dạng.

Lấy biên nhận, nộp lệ phí hộ chiếu và đăng ký chuyển hộ chiếu về nhà hoặc địa chỉ theo yêu cầu.

Lưu ý: Đối với trẻ em dưới 14 tuổi sau kê khai xong in tờ khai, dán ảnh 4×6, phông nền màu trắng, đóng giấu giáp lai, xác nhận của CA phường, xã nơi cư trú.

Thời gian cấp hộ chiếu là bao nhiêu lâu?

Thời gian giải quyết hồ sơ và nhận kết quả (hộ chiếu) không quá 8 ngày làm việc (không kể ngày nghỉ, ngày tết, ngày lễ) kể từ ngày Phòng Quản lý XNC – CATP Hà nội nhận đủ hồ sơ hợp lệ..

Thời hạn của hộ chiếu là bao lâu?

– Hộ chiếu cấp cho công dân từ 14 tuổi trở lên có thời hạn không quá 10 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn.

– Hộ chiếu cấp cho trẻ em dưới 14 tuổi có thời hạn không quá 05 năm, tính từ ngày cấp và không được gia hạn.

– Trường hợp bổ sung trẻ em dưới 9 tuổi vào hộ chiếu đã cấp của cha hoặc mẹ thì thời hạn hộ chiếu của cha hoặc mẹ được điều chỉnh có giá trị không quá 5 năm tính từ ngày bổ sung trẻ em đó.

Lệ phí hộ chiếu là bao nhiêu?

– Cấp hộ chiếu: 200.000đ (Hai trăm nghìn đồng).
– Cấp lại do hộ chiếu bị mất/ hư hỏng: 400.000đ (Bốn trăm nghìn đồng).
– Trẻ em cấp chung hộ chiếu: 50.000đ (Năm mươi nghìn đồng).
– Bổ sung thông tin 01 bị chú: 50.000đ (Năm mươi nghìn đồng).

Đối với trẻ em dưới 14 tuổi

Hộ chiếu trẻ em từ 0 đến dưới 14 tuổi bắt buộc phải xin xác nhận của UBND Phường/Xã nơi cư trú vào tờ khai X01.

– Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu theo mẫu quy định (kể cả cấp chung hộ chiếu với mẹ, cha hoặc cấp riêng) phải được Công an xã, phường, thị trấn nơi trẻ em đó thường trú hoặc tạm trú xác nhận và đóng dấu giáp lai ảnh.

– Trường hợp đề nghị cấp chung hộ chiếu với mẹ hoặc cha thì nộp 01 bản sao giấy khai sinh (mang theo bản chính để đối chiếu) và 04 ảnh cỡ 3×4 cm.

– Trường hợp đề nghị cấp riêng hộ chiếu thì nộp 01 tờ khai theo mẫu quy định (mẹ, cha khai và ký tên vào tờ khai); 01 bản sao giấy khai sinh và 4 ảnh cỡ 4×6 cm.

– Trường hợp không còn mẹ, cha thì mẹ, cha nuôi hoặc người đỡ đầu (có giấy tờ chứng minh là người đỡ đầu hoặc mẹ, cha nuôi hợp pháp) khai và ký tên vào tờ khai.

* Đối với người không có hộ khẩu thường trú tại tỉnh, thành phố nơi thực hiện thủ tục xin cấp lại hộ chiếu, cấp đổi hộ chiếu

– Riêng đối với trường hợp không có có hộ khẩu thường trú tại tỉnh, thành phố nơi tiến hành thủ tục xin cấp đổi, cấp lại hộ chiếu, khi đến nộp hồ sơ cần phải xuất trình sổ đăng ký tạm trú KT3.

– Tờ khai xin cấp hộ chiếu (Mẫu X01) phải được xác nhận của công an xã, phường nơi người đó tạm trú và có dấu giáp lai của UBND xã, phường, thị trấn lên ảnh của người xin cấp hộ chiếu .

Trình tự, thủ tục cấp hộ chiếu phổ thông

1. Hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu gồm:

– Tờ khai ( mẫu X01)

– 2 ảnh ( 4 x 6 cm, nền trắng, trẻ dưới 9 tuổi cấp cùng bố mẹ ảnh 3 x 4 cm

– Giấy khai sinh ( trẻ dưới 14 tuổi, bản sao chứng thực hoặc xuất trình bản chính đối chiếu).

2. Cơ quan có thẩm quyền cấp hộ chiếu:

– Phòng Quản lý xuất nhập cảnh thuộc Công an nhân dân cấp tỉnh nơi thường trú hoặc tạm trú cấp hộ chiếu theo yêu cầu.

– Cục Quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an có thể cấp trong trường hợp yêu cầu cấp lại, sửa đổi, bổ sung, trong tình thế cấp thiết ngoài việc cấp tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh thuộc Công an nhân dân cấp tỉnh nơi thường trú hoặc tạm trú ra.

3. Thời hạn giải quyêt việc cấp hộ chiếu:

+ Hồ sơ được nộp tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh: giải quyết trong thời hạn 8 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

+ Hồ sơ nộp tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh: giải quyết trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

+ Hồ sơ nộp khi cần hộ chiếu gấp thì giải quyết sớm nhất theo thời hạn nêu trên.

Lưu ý: Nếu ngày làm việc trùng hoặc liền với ngày nghỉ cuối tuần, ngày nghỉ lễ, Tết thời hạn giải quyết được cộng thêm số ngày nghỉ đó.

4. Trình tự, thủ tục yêu cầu cấp hộ chiếu:

B1: Chuẩn bị hồ sơ như trên.

B2: Nộp hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở Phòng quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh theo 2 cách:

* Trực tiếp nộp hồ sơ:

+ Khi nộp hồ sơ phải xuất trình chứng minh nhân dân còn giá trị sử dụng để đối chiếu.

+ Nộp tờ khai không cần xác nhận của Công an nhân dân cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú.

+ Lưu ý: Đối với trường hợp làm hộ chiếu ở nơi tạm trú thì cần xuất trình sổ tạm trú.

* Ủy thác cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có tư cách pháp nhân nộp hồ sơ:

+ Nhân viên, cán bộ của cơ quan, tổ chức được ủy thác khi nộp hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi hộ chiếu của người ủy thác cần phải xuất trình giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức , chứng minh nhân dân còn giá trị sử dụng của bản thân và của người ủy thác cấp hộ chiếu.

+ Nộp tờ khai của mà người ủy thác đã khai và ký tên đề nghị cấp, sửa đổi hộ chiếu theo mẫu, có dấu giáp lai ảnh và xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức được ủy thác.

+ Cơ quan, đơn vị được ủy thác có công văn gửi Công an tỉnh đề nghị giải quyết. Nếu yêu cầu giải quyết cho nhiều cá nhân thì cần có danh sách những người ủy thác, có chữ ký, đóng dấu của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức được ủy thác.

* Cán bộ quản lý xuất nhập cảnh kiểm tính hợp pháp của hồ sơ:

+ Nếu hồ sơ hợp lệ: cán bộ viết giấy biên nhận trao cho người nộp và yêu cầu nộp lệ phí cho cán bộ thu lệ phí. Cán bộ giao biên lai cùng giấy biên nhận cho người nộp tiền.

+ Nếu hồ sơ còn thiếu, sai: Cán bộ hướng dẫn cá nhân làm lại kịp thời.

+ Thời gian nộp hồ sơ: từ thứ hai đến thứ bảy hàng tuần.

B3: Nhận hộ chiếu tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh Thái Nguyên.

+ Người nhận hộ chiếu xuất trình Chứng minh nhân dân, biên nhận, biên lai thu tiền; còn nếu là cán bộ, nhân viên của cơ quan, tổ chức được ủy thác thì xuất trình giấy giới thiệu của cơ quan tổ chức, Chứng minh nhân dân của bản thân và người ủy thác, giấy biên nhận, biên lai.

+ Cán bộ trả kết quả kiểm tra và yêu cầu người đến nhận hộ chiếu ký nhận và trả lại hộ chiếu.

5. Lệ phí cấp hộ chiếu: ( Thông tư 219/2016/TT-BTC)

Cấp mới hộ chiếu là 200.000 đồng
Cấp lại do bị hỏng hoặc bị mất là 400.000 đồng
Gia hạn hộ chiếu là 100.000 đồng.

Nếu hộ chiếu bị mất, hư hỏng và yêu cầu cấp lại

1. Hồ sơ cấp hộ chiếu:

– Hộ chiếu bị mất phải kèm theo giấy xác nhận của cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh về việc trình báo (đơn trình bày về lý do, thời gian mất hộ chiếu Mẫu X08 kèm Thông tư 29/2016/TT-BCA)

– Hộ chiếu bị hư hỏng thì kèm theo hộ chiếu đó trong hồ sơ.

2. Trình báo về việc mất hộ chiếu:

– Cá nhân khi đến Phòng Quản lý xuất nhập cảnh cần xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước; Nếu gửi qua bưu điện thì đơn trình báo cần có xác nhận của Trưởng Công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú hoặc tạm trú.

– Khi phát hiện mất hộ chiếu trong thời hạn 48 giờ, cá nhân phải trình báo với cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh nơi gần nhất, hủy giá trị sử dụng của hộ chiếu đã mất (Mẫu X08)

– Nếu không trình báo sẽ bị xem xét xử phạt hành chính.

Khoản 2 Điều 17 Nghị định 167/2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định:

“Hành vi không thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền về việc mất, hư hỏng hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu sẽ bị xử phạt hành chính, mức tiền từ 500.000 đến 2.000.000 đồng”

Đây là loại giấy tờ được xem là tiên quyết khi bạn nhập cảnh cũng như xuất cảnh ra khỏi các nước “hàng xóm”.

5/5 - (6 bình chọn)
Banner-backlink-danaseo

Bài viết liên quan

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận