Kinh nghiệm đi lễ hội chùa Hương

Banner-backlink-danaseo

Việt Nam được đánh giá là một trong những đất nước có nền Phật Giáo rất phát triển hiện nay.

Minh chứng chính là Việt Nam có nhiều chùa chiền, đền thờ được xây dựng khắp mọi nơi. Nổi tiếng trên đó là chùa Hương, ngôi chùa mang nhiều ý nghĩa với Việt Nam.

Giới thiệu về chùa Hương

Chùa Hương ở đâu?

Chùa Hương là một trong những cách nói đơn giản trong dân gian. Thực tế chùa hương Hà Nội (còn gọi Hương Sơn) được xem là quần thể văn hóa – tôn giáo Việt Nam.

Nơi đây bao gồm cả hàng chục ngôi chùa thờ Phật. Ngôi đền thờ thần, các ngôi đình để thờ tín ngưỡng nông nghiệp.

ban-do-di-chua-huong

Chùa Hương nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Ven bờ phải sông Đáy.

Trung tâm của cụm đền chùa ở vùng này được xem là chùa Hương nằm trong động Hương Tích hay còn gọi là chùa Trong.

Sự tích chùa Hương

Theo cuốn Hương Sơn thiên trù thiền phả, một vị hòa thượng được lệnh của chúa Trịnh (sau khi đi tuần thú) xác định địa điểm và cho xây dựng chùa Hương Tích ở Hà Nội từ đời Lê Huy Tông dưới niên hiệu Chính Hòa (1680 – 1704).

Trong khi theo sách Hương Sơn báu quyển, Chùa Hương ở Hà Tĩnh là một động cao và khuất, thường có mây mù bao phủ.

su-tich-chua-huong

Vậy vì sao lại có thêm một chùa Hương “phiên bản” ở phía Bắc? Câu trả lời là vào thời Lê – Trịnh, các vua Lê – chúa Trịnh phần lớn có quê ở xứ Thanh (xem Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái) nên các phi tần, mỹ nữ đa số được chọn tuyển ở miền Hoan Châu.

Hằng năm các cung phi, cung nữ Thanh – Nghệ – Tĩnh thường trẩy hội chùa Hương trên núi Hồng Lĩnh vào ngày 18-2 âm lịch bằng đường thủy qua cửa Hội Thống (gần Cửa Lò bây giờ).

Mỗi lần những “người đẹp” đi xa như vậy khiến chúa Trịnh rất phân vân (tuy đã bố trí lính vệ phục dịch dọc đường).

Do đó chúa Trịnh mới gọi một vị hòa thượng xác định địa điểm ở miền rừng núi Hà Sơn Bình để xây chùa Hương Tích thứ hai mà thờ vọng để các “người đẹp” đi trẩy hội gần hơn (theo dẫn giải của ông Bùi Văn Nguyên, nguyên tổng thư ký Hội Văn nghệ dân gian VN).

Như vậy nhờ “sáng kiến” của chúa Trịnh mà Việt Nam có hai chùa Hương Tích

Nguồn: wikipedia

Chùa Hương thờ ai?

Đền Trình, tên chữ là Ngũ Nhạc Linh Từ  là một di tích lịch sử văn  hóa nằm trong khu thắng cảnh Hương Sơn.

den-trinh
Đây được xem là ngồi đền để thờ một vị thần tướng là Quan Tư Mã Hùng Lang. Nó đã góp công đánh giặc Ân phò vua Hùng Vương thứ VI.

Tiếp theo đó là Động Hương Tích cách bến Thiên Trù. Đây được xem là trung tâm của khu thắng cảnh chùa Hương. Là đích dừng chân của các du khách khi về đây.

dong-huong-tich
Động Hương Tích

Ở đây đặc biệt là tượng Phật Bà Quan Âm bằng đá xanh, tạc vào thời Tây Sơn Cảnh Thịnh vào năm thứ hai (1793).

Đền Cửa Võng hay đền Vân Song lúc xa xưa chỉ là một ngôi miếu nhỏ để thờ bà “chúa Rừng” có tên hiệu là “Thượng Ngàn Vân Hương Công chúa Lê Mai Thánh Mẫu.

den-cua-vong
Đền Cửa Võng

Tiếp đến là chùa Thiên Trù hay chùa Trò, chùa Ngoài. Là nơi để các nhà tu hành đạo Phật, lưu giữ Kinh, Luật, Luận của đạo Phật. Họ tu hành Phật Pháp tại đây.

chua-thien-tru
Chùa Thiên Trù

Chùa Hương Tích với những kiến trúc vô cùng độc đáo như động Tiên Sơn, động Hinh Bồng, chùa Giải Oan. Những điều này tạo ra những nét rất riêng. Ít có nơi nào có được

chua-huong
Chùa Hương suối Yến

Nơi hội tụ của văn hóa, tôn giáo cũng như lịch sử từ hàng ngàn năm còn lưu truyền lại.

Đi du lịch chùa Hương cần chuẩn bị những gì?

Đi du lịch chùa Hương cần chuẩn bị những gì?

Tư trang:

  • Quần áo, ô mũ khi đi những ngày mưa nắng.
  • Dép, giày thể thao để thật thuận tiện cho vấn đề đi lại và leo núi
  • Chuẩn bị đồ ăn

Chuẩn bị đồ lễ:

Cần chuẩn bị một số đồ cúng lễ như: Vàng mã, hương, trầu cau, rượu cúng, chè, hoa quả, bánh kẹo, tiền lẻ.

Tới nơi này bạn có thể hoàn toàn mua được những đồ lễ này. Nhưng chắc chắn một điều rằng giá ở đây sẽ cao hơn nhiều so với khi bạn tự chuẩn bị. Nếu bạn biết cách và chuẩn bị trước sẽ tốt hơn nhiều khi lên đó.

Kinh nghiệm đi chùa Hương

Du lịch chùa Hương bạn có thể đi quanh năm. Nếu đi lễ thì tầm từ tháng 1 tới hết tháng 3 âm lịch.

Đây là khoảng thời rất lý tưởng để bạn tận hưởng không khí nô nức trẩy hội chùa Hương.

kinh-nghiem-di-chua-huong

Nếu mục đích là vãn cảnh thì tốt hơn nên tránh những thời điểm này. Vì chùa thường rất đông.

Vào cuối tháng 10 đầu tháng 11 được xem là thời điểm khá lý tưởng. Đây là thời điểm mùa không hội. Mặt khác Hoa Súng nở rực trên dòng suối Yến cùng những cánh đồng lau bất tận. Thời điểm này sẽ là không gian thơ mộng và thích hợp để có thể du lịch và chụp cảnh.

Phương tiện đi lại

Sẽ có nhiều phương tiện để di chuyển tới chùa Hương cho bạn lựa chọn. Phổ biến như ô tô, xe bus hoặc xe ôm. Đa phần mọi người đều lựa chọn đi bằng xe máy. Còn những bạn sinh viên thường đi bằng xe bus.

Từ Hà Nội bạn có thể tới chùa Hương bằng ô tô hoặc xe máy. Tuy nhiên, ô tô sẽ là phương tiện phù hợp nhất nếu bạn đi trong ngày.

Thời gian đi từ trung tâm Hà Nội đến chùa Hương chỉ vào khoảng 1h30’.

Khi đã tới chùa Hương bạn sẽ phải đi đò vào trong thung lung suối Yên, hoặc có thể đi bộ hay cáp treo.

Khi đến với chùa Hương có thể leo núi để tự do ngắm cảnh. Còn nếu sức khỏe không cho phép thì có thể đi cáp treo nhé.

Đa phần mọi người thường du lịch chùa Hương 1 ngày, nên khách sạn, nhà nghỉ ở đây thường không phổ biến cho lắm.

Tuy nhiên, nếu ai có nhu cầu ở lại qua đêm bạn có thể thuê nhà nghỉ tại bến Đục (bến đò Yến Vĩ).

Giá vé

Giá vé chung là 85.000đ/vé/lượt khách ( Trong đó giá tham quan là 50.000đ/vé/lượt. Đò thường là 35.000đ/vé).

Lưu ý:

  • Với người lớn từ 60 tuổi trở lên mức giá vé giảm 50% chỉ còn 25.000đ/vé/lượt.
  • Trẻ em dưới 10 tuổi được miễn vé thăm quan. Với trẻ em trên 10 tuổi được giảm 50% (25.000đ/vé/lượt).
  • Trẻ cao 1,2m trở lên mức phí thăm quan tính như người lớn.
  • Nếu bạn có nhu cầu thăm quan các tuyến khác như Long Vân, Tuyết Sơn thì phải trả thêm mức phí đò thuyền là 25.000đ/vé/lượt cho 01 khách.
  • Giá cáp treo chùa Hương dành cho người lớn và trẻ em khứ hồi lần lượt là 140.000đ/vé và 90.000đ/vé. Một chiều lần lượt là là 90.000đ/vé và 60.000đ/vé.
  • Trong đó, trẻ em cao 1,1m trở xuống được áp dụng mức giá dành cho trẻ em, cao trên 1,1m mức giá vé tính như người lớn.

Địa điểm thăm quan tại chùa Hương

Tuyến thăm quan

Chùa Hương là quần thể kiến trúc rải rác trong thung lũng Suối Yến. Có 4 tuyến hương:

– Tuyến Hương Tích: Đền Trình – Chùa Thiên Trù – Động Tiên Sơn – Chùa Giải Oan – Đền Trần Song – Động Hương Tích – Chùa Hinh Bồng.

– Tuyến Long Vân: Chùa Long Vân – Động Long Vân – Hang Sũng Sàm.

– Đi tuyến Thanh Sơn: Chùa Thanh Sơn – Động Hương Đài.

– Tuyến Tuyết Sơn: Chùa Bảo Đài – Động Chùa Cá – Động Tuyết Sơn.

Địa điểm thăm quan

Khi tới chùa Hương không nên bỏ qua những địa điểm hấp dẫn sau đây:

– Đền Trình: còn được biết đến với tên Ngũ Nhạc Linh Từ. Là ngôi đền nhỏ nằm ở bên phải của dòng Suối Yến.

– Các điểm tham quan dọc Suối Yến: đò sẽ đưa bạn đi qua cầu Hội. Các ngọn núi với tên gọi lạ lẫm như: núi Đổi Chèo, núi Voi Phục, núi Mâm Xôi vào thẳng bến đò Thiên Trù.

– Động Hương Tích: Nếu bạn đến chùa Hương mà không đặt chân vào động Hương Tích thì chuyến đi của bạn coi như không thú vị chút nào rồi.

– Đền Vân Song (đây còn được biết đến với cái tên đền Cửa Võng): Nơi đây để thờ bà “Chúa Rừng“ có tên hiệu là “Thượng Ngàn Vân Hương Công Chúa Lê Mại Thánh Mẫu”.

– Chùa Giải Oan: Nơi đây có giếng nước trong vắt với tên gọi là giếng Long Tuyền.

– Chùa Thiên Trù: được xây dựng vào đời Vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497), tại tọa lạc trên núi Lão.

– Động Hinh Bồng: Nếu như bạn cảm thấy ngột ngạt ở động chính (động Hương Tích). Tới Hinh Bồng sẽ có cảm giác thoáng đãng, thư thái hơn rất nhiều.

Tại đây bạn có thể chọn đi bộ hoặc đi cáp treo để lên đỉnh Hương Tích. Hương Tích là một động nằm trong lòng Núi. Ở trong đó có bầy biện các tượng Phật được thiết kế và trang trí rất chỉnh chu.

Nên ăn gì khi đi chùa Hương?

Những đặc sản không nên bỏ qua khi đến Chùa Hương như: dê núi, bò rừng, ngựa, nhím, tê tê… thẳng đường đi đò tới động Thiên Trù khá hợp lý cho bạn lựa chọn.

Tuy nhiên bạn nên tham khảo giá trước để không bị chặt chém giá nếu vào mùa lễ hội.

Nhà hàng Mai Lâm ở chân núi đường lên Thiên Trù bạn có thể dừng chân tại nơi này để trải nghiệm các món ăn đặc sản này. Chất lượng khá tốt cùng với đó là giá cả rất phải chăng.

Kinh nghiệm mua sắm

Bạn nên sắm lễ trước khi tới đây, bởi vì khi lên đây mua sẽ rất đắt.

Ở chùa Hương có rất nhiều món đồ lưu niệm và đặc sản để bạn mua về làm quà. Cụ thể như: vòng tay, vòng cổ, chè củ mài, mơ quả, gương lược,… Nên kiểm tra chất lượng cũng như số lượng trước khi mua.

kinh-nghiem-mua-sam-khi-di-chua-huong

Đường lên động Hương Tích cũng có rất nhiều hàng bán thuốc nam chữa bách bệnh.

Tuy nhiên những bài thuốc này không rõ ràng và rành mạch. Do đó bạn muốn mua gì cũng hỏi kĩ giá cả và kiểm tra số lượng, chất lượng.

Đặc biệt hơn nữa vào mùa lễ hội, du khách cần hết sức cẩn thận. Chú ý khi mặc cả cũng như quyết định mua hàng tại đây.

Nếu bạn muốn đi chất lượng và đảm bảo hơn có thể tìm tới các công ty du lịch cung cấp tour chùa Hương.

Tại các địa chỉ công ty này sẽ có hướng dẫn viên đưa bạn đi suốt chặng đường. Bạn sẽ không phải sợ bị chắt chém giá hay đi không đúng điểm du lịch.

Xem thêm: Du lịch gần Hà Nội 2 ngày 1 đêm cực hấp dẫn

Lời kết

Trên đây là những gì mà hanoitoplist.com đã chia sẻ với bạn về chùa Hương. Một địa điểm du lịch hấp dẫn cho bạn khám phá tại Hà Nội.

Mong rằng bạn sẽ biết rõ nên chuẩn bị những gì, đi những nơi nào tại đây để có chuyến hành trình du lịch ở chùa Hương ý nghĩa nhất.

5/5 - (6 bình chọn)

Bài viết liên quan

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận