Động Hương Tích – Quần thể di tích chùa Hương

Động Hương Tích cách chùa Thiên Trù hơn 2000 mét, với độ cao 390m. Động đuợc coi là trung tâm của khu thắng cảnh chùa Hương và là đích dừng chân của du khách khi về đây.

Người ta thường có câu: “hễ đi chùa Hương mà chưa vào động Hương Tích thì coi như chưa đi đến nơi”. Vậy động Hương Tích có điều gì mà lại hấp dẫn du khách tới vậy? Cùng Hanoitoplist tìm hiểu nhé.

dong-huong-tich

Vị trí Động Hương Tích

Hương Tích là một động đẹp ngày nay là trọng tâm của khu du lịch quốc gia Hương Sơn tại huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây (Nay thuộc thành phố Hà Nội).

Động cách Hà Nội gần 70km về phía Tây. Nhìn bề ngoài động như con rồng chúa đang há miệng vờn ngọc. Núi Đụn Gạo là lưỡi rồng. Những khối thạch nhũ cao to trổ xuống là răng rồng. Đuôi rồng thì ở tít núi Ái Nàng – Hang Nước.

dong-huong-tich-1

Tháng ba năm Canh Dần(1770), Chúa Trịnh Sâm từng tham quan động. Sau đó đã đặt tên là “Nam Thiên đệ nhất động“. Có nghĩa là động đẹp nhất trời Nam.

Ở trong động có pho tượng Phật bà Quan Âm bằng đá xanh tạc thời Tây Sơn. Cùng với đó là hàng vạn nhũ đá nhấp nhô với bao hình thù kỳ lạ. Ví dụ như: Bầu Sữa Mẹ, Hoa Phiền Não, Đụn Gạo, đụn Tiền, núi Cậu, núi Cô,…

Xưa kia động Hương Tích không một bóng người qua lại. Cho tới Hoà thượng Vân Thuỷ Thiền Thiên Trần Đạo Viên Quang trụ trì chùa Thiên Trù nhân một chuyến vãn cảnh núi non Hương Sơn đã tìm ra cửa vào động.

Đường lên động Hương Tích

Núi Hương Tích nằm với độ cao tầm 900 mét so với mặt nước biển. Đường đi động được người dân địa phương mở ra và xếp thành các bậc đá rất ngăn nắp.

Bởi đường xá được làm cẩn thận nên cho dù đường xá có quanh co thì khách hàng vẫn có thể đi lại một cách dễ dàng.

Đoạn đường dài từ Bế Trò tới Động khá dài. Nó có thể khiến khách tham quan khá mệt khi đi. Với khoảng 2km để lên đến

dong-huong-tich-2

Đường đi tới cửa Phật cũng sẽ không dễ dàng khi không có chân tâm vượt khó. Cửa động cấu thành từ đá xanh. Được dựng lên năm Đinh Mão (1927) gợi lên vẻ thâm nghiêm linh địa của động.

Đi từ cửa động xuống ta phải qua 120 bậc đá xếp dẫn gọn gàng. Ở 2 bên là rừng cây xanh rờn khiến bạn như lạc vào chốn bồng lai. Theo truyền thuyết thì động Hương Tích là miệng của một con rồng lớn. Núi Đun Gạo chính là lưỡi của rồng.

dong-huong-tich-3

Lối vào động nằm trên vách đá cao trái có khắc chữ: “Nam thiên đệ nhất động”.

Phía trong động có những khối thạch nhũ to nhỏ rất đặc sắc. Thạch nhũ được người xưa đặt tên theo hình dáng tự nhiên. Cụ thể như: cửu long Tranh Châu “, Núi Đụn Gạo, Cây Vàng, ao bèo, buồng tằm….Hay các tên khác: Né kén, Núi Cô, Núi Cậu, Cây Bạc, con trâu.

Các pho tượng đặc sắc có ở động Hương Tích

Ngoài những gì thiên nhiên ban tặng cho nơi này đây còn có rất nhiều điểm do con người tạo ra. Cụ thể như: chiếc bệ đá hoa sen được điêu khắc rất tinh vi.

Các pho tượng đồng thờ trên tam bảo động Hương Tích do gia đình bà Trịnh Thị Ngọc Du hiệu Diệu Hương Viên Kim Chân Nhân công đức. Tượng được đúc năm ất dậu (1705), lấy niên hiệu Vĩnh Thịnh vào năm thứ nhất đời Vua Lê Dụ Tông.

Năm Đinh Hợi (1767) gia đình quan Tả Đô đốc thái phủ Liêu Quận công Vũ Đình Trác. Cùng phu nhân Nguyễn Thị Tân đã công đức đúc pho tượng Phật Bà Quán Thế Âm (nhiều tay ) được thờ hàng giữa ở tam bảo động.

dong-huong-tich-5

Riêng pho tượng Chúa Bà Quan Âm tại tọa sơn tạc đá xanh là do gia đình ông Nguyễn Huy Nhật tước Nhật Quang Hầu cùng với phu nhân là Nguyễn Thị Huề hiệu Thiện Cơ công đức năm Qúy Sửu (1793).

Đây là một pho tượng đá quý. Với những đường nét tạc khắc tuyệt đẹp dưới thời triều nhà Nguyễn Tây Sơn. Hiện tại tượng được thờ giữa Tam Bảo.

Lễ hội chùa Hương luôn thu hút du khách hàng năm

Hàng năm, vào dịp lễ hội, Chùa Hương lại đón hàng ngàn lượt du khách về đây với thành tâm chiêm bái.

Lễ hội chùa Hương diễn ra từ tháng 1 tới tháng 3 âm lịch hàng năm. Vào ngày mùng 6 tháng Giêng sẽ lấy ngày khai hội.

dong-huong-tich-4

Vào dịp này động Hương Tích không ngớt các lượt phật tử và du khách du lịch tại Hà Nội về đây. Mong muốn cầu mong bình an, hạnh phúc, mọi điều bình an…

Kinh nghiệm du lịch động Hương Tích

Động Hương Tích mở cửa quanh năm. Nên có thể đến đây bất kỳ lúc nào. Nhưng cần quan tâm đến một số kinh nghiệm gợi ý mà bạn cần lưu ý trước khi đi du lịch đến động Hương Tích.

Du lịch động Hương Tích nên đi tháng mấy?

Với những bạn muốn đến cầu may mắn, cát tường, cúng kiếng thì nên đi vào tháng Giêng cho đến tháng 3 (âm lịch). Đây là khoảng thời gian diễn ra mùa khai hội, từ rằm tháng 1 đến tháng 2. Vì vậy mà du khách khắp nơi đổ về rất tấp nập.

kinh-nghiem-du-lich-dong-huong-tich-1-hanoitoplist

Còn với những bạn muốn đến để tham quan không gian thì tốt nhất nên tránh khoảng thời gian này ra nhé. Bạn có thể đi từ tháng 4 đến tháng 7. Giai đoạn này hoa gạo vừa nở nên trên đường ngồi thuyền di chuyển lên động, bạn sẽ được ngắm cảnh sắc rực rỡ 2 bên suối Yến rất đẹp.

Đến đây bạn có thể đi bằng 3 phương tiện chính là xe máy, ô tô và xe buýt. Vô cùng tiện lợi và không mất nhiều thời gian.

Giá vé động Hương Tích bao nhiêu?

Đến tham quan động Hương Tích có giá vé khá là rẻ. Động Hương Tích thuộc khu du lịch di tích chùa Hương, nằm trong tour quần thể tham quan Đền Trình – chùa Thiên Trù – động Hương Tích. Vé có giá là 130 nghìn đồng mỗi người. Vé đã bao gồm cả vé đò thuyền 2 lượt.

kinh-nghiem-du-lich-dong-huong-tich-hanoitoplist

Lời kết

Động Hương Tích với tín ngưỡng đạo phật cùng tâm thức nhân dân đã tạo nên cho mình một lễ hội dân gian thật ý nghĩa. Có bề dày lịch sử, đậm đà bản sắc dân tộc với nền văn hoá nông nghiệp Việt Nam có được từ ông cha ta.

Tìm hiểu thêm về đền Quán Thành chi tiết tại đây
Xem thêm: Top 11+ Di Tích Lịch Sử Hà Nội bạn nhất định phải ghé khi đi du lịch

5/5 - (2 bình chọn)
Banner-backlink-danaseo

Bài viết liên quan

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận