Phố Bùi Xương Trạch dài 1.500m, rộng 6-8m. Từ ngã ba phố Khương Trung – Khương Hạ qua địa phận xã Định Công đến phố Định Công Thượng.
Phố Bùi Xương Trạch dài 1.500m, rộng 6-8m.
Đoạn từ ngã ba phố Khương Trung đến đường thuộc xã Định Công dài 1.200m được đặt tên phố Bùi Xương Trạch từ tháng 7/2001. Đến tháng 6/1005 được chỉnh lý kéo dài thêm 300m nữa cho đoạn ngõ 295 Bùi Xương Trạch đến ngã ba phố Định Công Thượng hiện nay.
Khương Hạ có tên nôm là đình Gừng đã đi vào ca dao cổ: Đình Gừng bán cá đội đầu còn Định Công Thượng là quê hương các ông họ Trần tổ của nghề kim hoàn. Đường này trước đây dân gọi là đường xóm Cò thuộc đất xã Khương Đình huyện Thanh Trì.
Nay thuộc phường Khương Định, quận Thanh Xuân.
Bùi Xương Trạch (1451-1529) quê gốc làng Định Công Hạ nay thuộc Thanh Trì, Hà Nội. Đến thời cụ thân sinh ra ông mới di cư sang làng Thịnh Liệt ở Giáp Nhị và lập ra dòng họ Bùi khoa bảng nổi tiếng đến tận ngày nay.
Ông đỗ tiến sĩ năm 28 tuổi, khoa 1478, làm quan ở Hàn Lâm viện, có đi sứ sang nhà Minh, theo vui Lê Thánh Tông hành quân vào Nam, từng là Tế tửu Quốc Tử Giám và Thượng thư Bộ Binh.
Thành tựu văn học của ông là bài Quảng Văn đình ký. Năm 1493, vua Thánh Tông cho dựng một ngôi đình ở ngoài cửa Đại Hưng (khoảng ngã năm Cửa Nam ngày nay) làm nơi niêm yết các chính lệnh cũng nhưu các điều giáo hóa của triều đình, đặt tên là Quảng Văn đình.
Vua ủy thác cho ông soạn bài ký khắc vào bia đặt ở đình này. Giá trị của bài ký ngoài việc mô tả vị trí, hình dáng còn nhấn mạnh ý nghĩa của việc phổ biến các chính lệnh (tức những thông tin của chính quyền về các mặt hành chính, pháp luật, thiết chế, xã hội…) giúp cho người dân hiểu biết kịp thời những chủ trương, chính sách đương thời để thực hiện.
Ông là một vị quan thanh liêm, tài giỏi, lúc mất được truy tặng là Thái phó Quảng quận công.
Xem thêm: Phố Hàng Cót, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội