Phố Hàng Cót, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Phố Hàng Cót dài 404m, rộng 8m. Từ phố Phan Đình Phùng cạnh vườn Vạn Xuân (tên dân gian là Vườn hoa Hàng Đậu) đến phố Hàng Mã, cắt ngang qua phố Gầm Cầu.

Phố Hàng Cót dài 404m, rộng 8m.

Từ phố Phan Đình Phùng cạnh vườn Vạn Xuân (tên dân gian là Vườn hoa Hàng Đậu) đến phố Hàng Mã, cắt ngang qua phố Gầm Cầu.

pho-hang-cot-quan-hoan-kiem-ha-noi

Đây nguyên là đất thôn Tân Lập – Tân Khai, tổng Tiền Túc (sau đổi là Thuận Mỹ). Theo tấm bia chùa Thái Cam thì thôn này mới thành lập từ năm Minh Mạng thứ 3 (tức 1822) (xem mục Hàng Gà).

Phố Hàng Cót có từ trước thời Pháp thuộc, sau người Pháp gọi là phố Ta-cu (rue Takou), năm 1945 đổi thành phố Hàng Cót, các lần đổi tên sau vẫn giữ nguyên tên phố Hàng Cót.

Nay thuộc phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm.

Phố Hàng Cót hiện nay còn hai ngôi đình đền cũ: đền Tam Phủ ở số nhà 52, thờ các Mẫu. Còn đình Ngũ Giáp ở số nhà 54 là của thôn Tân Khai (vốn do năm giáp họp lại). Ban đầu thờ thành hoàng (không rõ lai lịch). Sau do đình Giáp Thượng của thôn Đồng Thuận bị Pháp bắt dỡ để mở đường nên bài vị của thần là Lý Tiến, một anh hùng chống ngoại xâm đời Hùng Vương thứ 6, được đưa về hợp thờ ở đình Ngũ Giáp (xem mục Hàng Cá). Tại đây có một câu đối hay:

Mộng giáng hoàng long, Tô Lịch giang biên lưu hiển tích.

Chỉ thanh danh tướng. Vũ Ninh sơn ngoại lẫm trung can.

Nghĩa là:

Mộng ứng triệu rồng vàng, dấu hiển hách còn ghi bên bờ sông Tô Lịch.

Chí thanh cao tướng giỏi, tấm trung can ngời sáng ngoài núi Vũ Ninh.

(Tục truyền Lý Tiến đánh giặc Ân ở núi Vũ Ninh, bị trọng thương, quay về tới làng quê thì mất). Còn chùa Pháp Bảo Tạng ở số nhà 44 thì mới xây dựng thời tạm chiếm (1946 – 1954).

Cái tên hơi lạ, do là thời đó hội phật giáo và các phật tử xây chùa này để lưu giữ những bản văn khắc in kinh Phật. Sở dĩ gọi là Hàng Cót vì vào khoảng cuối thế kỷ XIX và sang đầu thế kỷ XX nơi đây có nhiều nhà đan bán các loại cót bằng tre, nứa.

Ở giữa phố, số nhà 29 Hàng Cót nay là trường tiểu học Thanh Quan. Thời Pháp thuộc vào năm 1887, nhân dịp Hội chợ Hà Nội một Hoa kiều xây tại chỗ này một rạp hát tuồng Tàu, thỉnh thoảng có cho các nhóm nghệ sĩ Pháp biểu diễn ca nhạc.

Năm 1916 chính quyền trưng thu rạp này, phá đi xây một trường tiểu học dành riêng cho nữ sinh gọi là Trường Brieux, dân gian gọi là Trường Hàng Cót. Còn số nhà 46 – 48 nay là rạp Đại Đồng thì trước năm 1945 là trường tư thục Nguyễn Vạn Tàng cũng có tiếng.

Xem thêm: Phố Hàng Đường, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

5/5 - (1 bình chọn)
Banner-backlink-danaseo

Bài viết liên quan

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận