Phố Giảng Võ dài 1.450m, rộng 20m. Từ cuối phố Nguyễn Thái Học cắt ngang qua ngã tư Giang Văn Minh – Cát Linh, đi qua Trung tâm Hội chợ Triển lãm Giảng Võ đến ngã tư đường La Thành – Láng Hạ.
Phố Giảng Võ dài 1.450m, rộng 20m.
Từ cuối phố Nguyễn Thái Hộc cắt ngang qua ngã tư Giang Văn Minh – Cát Linh, đi qua Trung tâm Hội chợ Triển lãm Giảng Võ đến ngã tư đường La Thành – Láng Hạ.
Đất các trại Kim Mã, Giảng Võ, Hào Nam, tổng Nội và phường Nhược Công, tổng Hạ, huyện Vĩnh Thuận cũ.
Nay thuộc các phường Cát Linh, quận Đống Đa, phường Giảng Võ, Kim Mã, quận Ba Đình.
Phố Giảng Võ thời Pháp thuộc chưa có tên. Hồi đó hai bên đường là hồ ao và ruộng nương, sau hòa bình đoạn đầu từ phố Nguyễn Thái Học đến phố Cát Linh gọi là phố Đại La – Kim Mã. Đoạn cuối gọi là đường đê La Thành.
Trong lần đổi tên phố tháng 6/1964, phố này được gọi là Giảng Võ và kéo dài tới ngã tư gặp đường La Thành.
Đây nguyên là một đoạn của bức tường phía Tây của tòa thành đất “vòng giữa” bao bọc khu đông dân cư của kinh thành Thăng Long cũ. Đoạn tường thành này trừ phần đầu là thuộc địa phận làng Kim Mã, còn lại là ranh giới giữa một bên (phía Tây) là làng Giảng Võ, và một bên (phía Đông) là làng Hào Nam. Cả hai làng này vốn là hai trại thuộc tổng Nội, huyện Vĩnh Thuận cũ.
Theo sự suy luận dựa trên sử cũ và tên gọi quen thuộc có từ lâu đời, thì thôn Giảng Võ nằm trong khu vực điện Giảng Võ, một cung điện được xây dựng ngay trong năm đầu tiền Lý Công Uẩn dời đô ra Thăng Long (1010).
Đến đời Lý Anh Tông (1138 – 1175) đổi thành Giảng Võ trường, là nơi huấn luyện về quân sự, võ nghệ. Sang đời Trần, có thể trường Giảng Võ lập ở nơi khác, chỗ này chỉ là một Võ Trại, có dân cư ở xen lẫn.
Ngoài ra, tại đầu phố này, bên dãy phía Tây, ở đằng sau bến xe ô tô Kim Mã còn có “Phùng Vương cố lăng” tức là “lăng cũ vua Phùng”, tương truyền đó là Mộ của Phùng Hưng, người anh hùng cứu nước hồi thế kỷ thứ VII. Đây nguyên là đất phần đất làng Kim Mã.
Vào những ngày đầu của cuộc Toàn quốc kháng chiến, Giảng Võ cũng đã từng viết nên một trang sử chiến đấu anh hùng: nơi đây suốt ngày 6/1/1947 đại đội 134 vệ quốc đoàn, đã quần nhau với trên 200 giặc Pháp có xe tăng, xe bọc yểm hộ và đã ngăn không cho chúng thực hiện ý đồ đánh chiếm làng này hòng khống chế pháo đài Láng và cắt đứt đường liên lạc Cầu Giấy – Cầu Dừa của ta.
Cuộc chiến đấu vô cùng ác liệt! Ngoài các chiến sĩ vệ quốc đoàn còn có một tiểu đội nữ cứu thương. Các chị đã dùng lựu đạn, dao găm, mã tấu xông ra đánh giáp lá cà với giặc.
Xem thêm: Phố Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội