Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội một địa điểm kiến trúc lịch sử du lịch nổi tiếng Hà Nội. Di tích Quốc qia đặc biệt của nước Việt ta. Với ý nghĩ tượng trưng cho sự phát triển của nền giáo dục khai sinh ra nhiều nhân tài tuấn kiệt. Hai công trình được xây dựng để dạy học và thờ kính Khổng Tử cùng những bậc hiền tài Nho học xưa. Sau đây, Hanoitoplist giới thiệu khoái quát điểm du lịch nỗi tiếng này:

Giới thiệu khái quát

Văn Miếu Quốc Tử Giám (chữ Hán: 文廟 – 國子監), tên tiếng anh: Temple of Literature Quoc Tu Giam, Ha Noi. Di tích Văn Miếu được xây dựng từ “tháng 8 năm Canh Tuất (1070)” tức năm Thần Vũ thứ hai đời Lý Thánh Tông. Khu vực Văn miếu đắp tượng Chu Công, Khổng Tử và Tứ phối vẽ tranh tượng Thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế. Văn miếu ngụ tại trung tâm thành phố Hà Nội, tại số 58 – Quốc Tử Giám.

Lịch sử hình thành Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội >>> tại đây

Sơ đồ tham quan Văn Miếu

Hiện nay, quần thể kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám Hà Nội được chia làm ba khu vực chính:

  • Hồ Văn, khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám
  • Vườn Giám: kiến trúc chủ thể là Văn Miếu – Nơi thờ Khổng Tử
  • Quốc Tử Giám – Trường đại học đầu tiên của Việt Nam.

so-do-tham-quan-van-mieu-ha-noi-hanoitoplist

Tổng thể kiến trúc Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội từ cửa vào: Cổng Văn Miếu, Đại Trung Môn, Khuê Văn Các, Đại Thành và nhà Thái Học.

Kiến thức Văn Miếu

Trải qua hơn 1.000 năm với những biến thiên thăng trầm của lịch sử. Văn Miếu vẫn vẹn toàn được nét cổ kính, tôn nghiêm truyền thống trong không gian. Kiến trúc văn miếu độc đáo trong một khu hình chử nhật vực rộng 55.027m2. Chia làm 5 khu vực riêng biệt theo từng khu. Cửa vào Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội nằm ngay cổng Tam Quan (có 3 cửa, cửa ở giữa cao to và xây 2 tầng).

Khu thứ nhất

Từ cổng chính Văn Miếu Môn di chuyển đi đến cổng Đại Trung Môn, hai bên là cửa nhỏ là: Thành Đức Môn và Đạt Tài Môn.

Khu thứ hai

Đại Trung Môn đến Khuê Văn Các – kiến trúc biểu trưng cho văn chương và giáo dục Việt Nam. Xây dựng vào năm 1805, với kiến trúc gỗ lấy hình ảnh là ngôi sao Khuê tỏa sáng.

khu-thu-hai-trong-van-mieu-quoc-tu-giam

Khuê Văn các ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã được công nhận là biểu tượng của thành phố Hà Nội.

Khu thứ ba

Hồ nước Thiên Quang Tỉnh (nghĩa là giếng soi ánh mặt trời), có hình vuông. Hai bên hồ là khu nhà bia tiến sĩ làm bằng đá và khắc tên các vị thi đỗ quan trạng.

khu-thu-ba-trong-van-mieu-quoc-tu-giam.png

Hiện còn 82 tấm bia của các khoa thi từ năm 1442 đến năm 1779. Bia đặt trên lưng rùa đá trưng cho sự bất tử bất diệt. Những di vật quý nhất của khu di tích dân tộc quốc gia.

Khu thứ tư

Khu trung tâm là kiến trúc chủ yếu của Văn Miếu. Gồm hai công trình lớn bố cục song song và nối tiếp nhau. Tòa nhà ngoài: Bái đường, tòa trong: Thượng cung.

khu-thu-tu-trong-van-mieu-quoc-tu-giam

Đây là nơi thờ Khổng Tử và Tứ Phối (Nhan Tử, Tăng Tử, Tử Tư, Mạnh Tử).

Khu thứ năm

Chính là khu nhà Thái Học, đã bị phá hủy trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp. Khu nhà Thái Học mới được thành phố Hà Nội xây dựng lại năm 1999.

khu-thu-nam-trong-van-mieu-quoc-tu-giam

Gồm Tiền đường – Hậu Đường nơi thờ các vị vua Lý và tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An.

Ý nghĩa Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội

Hình thành theo thuyết âm dương nên đây là nơi tượng trung cho mặt đất và mặt trời. Tập trung tin hoa của trời đất. Văn miếu nơi thờ phụng linh thiêng, tôn kính của những bậc hiền triết lưu danh.

y-nghia-van-mieu-quoc-tu-giam-ha-noi

Nơi thắp nến cho truyền thống hiếu học của nước Việt Nam. Nơi đào tạo các nhân tài cho triều đình, tấm gương cho giới trẻ hiện nay. Với lý tưởng xây dựng nền trị đạo nhân nghĩa trên đất nước ta qua ngàn năm đô hộ. Đến nay, những di tích thật sự thu hút rất nhiều khách du lịch khắp mọi nơi. Đến đây để tham quan, tìm hiểu lịch sử review kho tàng nghệ thuật qua những di vật còn sót lại.

Một số lưu ý khi tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám

  • Tôn trọng di tích, chấp hành quy định của đơn vị quản lý di tích.
  • Không hành động xâm hại đến các hiện vật, cảnh quan di tích.
  • Không xoa đầu rùa, viết, vẽ, đứng, ngồi lên bia Tiến sĩ…
  • Trang phục khi tới Văn Miếu nên trang nghiêm, sạch sẽ, gọn gàng.
  • Không hút thuốc, đội nón, đội mũ trong khu vực Điện thờ, nhà trưng bày…
  • Thực hiện nếp sống văn minh nơi thờ tự
  • Có thái độ đúng mực khi hành lễ, khi dâng lễ mỗi người chỉ thắp một nén hương
  • Nghiêm cấm các hoạt động mê tín dị đoan, cờ bạc, lừa đảo…
  • Giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan
  • Không mang vũ khí, chất nổ, chất dễ cháy vào khu di tích.
  • Để xe đúng nơi quy định, tự quản lý tư trang để tránh xảy ra mất mát.
  • Các hoạt động khác chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý của lãnh đạo khu di tích.

luu-y-khi-tham-quan-van-mieu-quoc-tu-giam-ha-noi

Giờ tham quan Văn Miếu

Mùa hè: Mở cửa từ 7h30 đến 18:00
Mùa đông: 8:00 đến 18:00

Giá vé: 30.000 lượt; miễn phí vé: trẻ em dưới 15 tuổi và người khuyết tật đặc biệt nặng.

Địa chỉ google maps văn miếu Hà Nội

Xem thêm:
Top 11+ Di Tích Lịch Sử Hà Nội bạn nhất định phải ghé khi đi du lịch
Động Hương Tích – Quần thể di tích chùa Hương

Những di tích qua năm tháng đã bị phá hủy nhiều và được cơ quan thành phố tu sửa nhưng vẫn giữ nguyên giá trị văn hóa nơi đây. Hi vọng bài viết của Hanoitoplist giới thiệu và chia sẽ một số kinh nghiệm khi đến tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội giúp bạn có thêm kiến thức vềdi tích lịch sử – văn hóa đầy ý nghĩa này của thủ đô.

5/5 - (18 bình chọn)

Xin lưu ý: Bài viết được tham khảo và tổng hợp từ nhiều nguồn website trên Internet! Vui lòng phản hồi cho chúng tôi, nếu Bạn thấy các thông tin trên chưa chính xác bằng cách bình luận bên dưới hoặc Zalo 0935 111 507 !
HaNoitoplist.com là website giới thiệu, đánh giá về công ty, dịch vụ, địa điểm vui chơi giải trí uy tín và chất lượng tại Hà Nội. Chúng tôi luôn nỗ lực từng ngày nhằm mang lại cho khách hàng những giá trị thiết thực nhất.

Bài viết liên quan

Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Comment
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Tùng Phùng

Bài viết rất hay và hữu ích. Tôi sẻ lưu nó lại và dùng khi đến thăm Văn Miều Quốc Tử Giám Hà Nội. Xin cám ơn!